Trẻ em thường là đối tượng hiếu động, chưa phân biệt được những đồ vật gây nguy hại cho mình nên rất dễ bị tổn thương ngay cả trong gia đình. Một trong những vấn đề cần tránh ở trẻ là bỏng. Các bé dễ bị bỏng nếu không cẩn thận tiếp xúc và gặp các nguồn gây bỏng.

Cha mẹ cần lưu ý một số trường hợp phòng tránh bỏng cho trẻ, hạn chế những hậu quả khôn lường có thể xảy ra. Theo thống kê của Viện bỏng quốc gia , trẻ em bị bỏng mỗi năm thường tăng cao đặc biệt vào dịp hè. Để tránh tình trạng này, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau.
Cách phòng tránh bỏng cho trẻ
Đối với các vật dụng trong gia đình

Những vật dụng dễ gây bỏng như: bàn là, máy sấy, nến… bạn cần để xa tầm tay trẻ. Hoặc khi dựng xe máy cần để bô xe quay vào tường. Tránh để trẻ đùa nghịch gần xe máy, có thể bị bỏng bô.
Không được để trẻ tiếp xúc những vật dụng có thể gây bỏng như bật lửa, diêm quẹt, hóa chất, cồn,…
Dạy những kĩ năng cần thiết để phòng tránh bỏng cho trẻ
Bạn cần dạy trẻ tránh xa nơi dây điện đứt. Không chơi gần đường dây điện hay leo trèo cột điện.
Với những trẻ lớn có thể phụ giúp bố mẹ nấu ăn. Bạn phải hướng dẫn những thao tác cơ bản như: bê xoong, nồi đang nấu băng tấm lót tay; không để các vật dễ cháy gần ngọn lửa…
Giám sát trẻ
Đây là biện pháp hữu hiệu nhất giúp phòng tránh bỏng cho trẻ. Khi chăm sóc trẻ hàng ngày bạn cần thường xuyên để ý, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Khi cho trẻ ăn, uống bạn không nên vừa bế vừa ăn hoặc bưng các loại thức ăn, đồ uống nóng.
Đối với thiết bị điện trong nhà

Số lượng trẻ em bị bỏng điện hàng năm rất lớn. Cha mẹ nên lắp các thiết bị điện đúng quy tắc an toàn; lắp đặt các ổ điện ở trên cao ngoài tầm với của trẻ.
Gia đình cũng cần thường xuyên kiểm tra đường dây dẫn điện, các đồ dùng, thiết bị điện như bàn là điện, quạt máy, nồi cơm điện… để xem xét có bị hở mạch hay rò rỉ điện hay không.
Nên sử dụng những ổ cắm có nắp đậy, khi điện có sự cố thì cần rơ le tự động ngắn điện.
Trong khu vực bếp

Trẻ em thường hay đùa nghịch ở nhiều chỗ đặc biệt là không gian bếp. Bạn cần chú ý không nên để dụng cụ đựng nước nóng như nồi cạnh, phích nước,.. ở trong tầm với của trẻ.
Khi bưng bê các đồ vật, thức ăn nóng bạn cần cẩn thận tránh va chạm gây bỏng cho trẻ em. Ngoài ra bạn cũng cần kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ sử dụng.
Chú ý khi trẻ sử dụng sen tắm nóng lạnh, bồn tắm
Vòi sen nóng lạnh nếu không biết cách sử dụng rất dễ gây bỏng. Không để trẻ tự ý sử dụng các thiết bị trong nhà tắm. Nên pha nước ấm hoặc kiểm tra độ nóng của sen tắm trước khi tắm cho trẻ.
Những lưu ý giúp phòng tránh bỏng cho trẻ trên sẽ rất hữu ích với bạn khi gia đình có trẻ nhỏ đấy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những mẹo hay về nhà tắm giúp bạn tích lũy thêm những kinh nghiệm về cuộc sống nhé.